1. Lá tre
2. Xuyên tâm liên
3. Ngải cứu
4. Cúc tần
5. Hương nhu
6. Tía tô,
7. Màng tang
8. Lá quế
9. Lá bưởi
10. Thủy xương bồ
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015
Lá khô tắm tất niên
1. Hạt mùi già
2.Ngũ gia bì:(Cortex Acanthopanacis) 五加皮
3. Lá bưởi
4. Lá quế5. Xuyên tâm liên
Ghi chú:
1. Hạt mùi già
Hạt mùi già có tác dụng
kháng khuẩn rất tốt.
Về thành
phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8%
xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
Trong hạt
mùi có nước, từ 16 - 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không
nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc vàng
nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.
Dầu rau mùi
đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn. Việc ứng dụng đặc tính này của
rau mùi trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học có thể kìm hãm sự phát triển
của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và thậm chí trong
điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.
Đó chính là
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira, Bồ Đào Nha được
đăng trên Tạp chí Medical Microbiology.
2.Ngũ gia
bì:(Cortex Acanthopanacis) 五加皮
Lấy vỏ cây ngũ gia bì, cùng họ với nhân sâm. Vỏ sau khi bóc, được phơi
khô trong râm, có thể dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao (Đông dược học thiết
yếu). Thuốc có vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận (Bản Kinh, Đông được thiết
yếu). Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc quý, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ
phong, giảm đau nhức xương khớp, đau bụng, phù hợp với trẻ em vận động cơ bắp
yếu, hạn chế đi lại. Vị thuốc còn được sử dụng làm thuốc giúp tiêu hóa, tăng
trí nhớ, sáng mắt... Theo những kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học
Trung Quốc, ngũ gia bì có tác dụng trị mệt mỏi, tăng trí nhớ, tăng sức chịu
đựng trong điều kiện thiếu oxy, nhiệt độ cao; điều hòa các rối loạn nội tiết,
hồng cầu, bạch cầu, huyết áp; phòng chống phóng xạ; giải độc; chống lão suy,
tăng quá trình đồng hóa và chuyển hóa, kích thích tái sinh mô bị tổn thương;
tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng virus, kháng tế bào ung thư; kháng viêm
cấp và mạn; giãn mạch, tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp; long đờm, giảm
hoa suyễn (Trung Dược học).
Cây Thạch Tùng Răng Và Bệnh Alzheimer
Thạch tùng răng có tên khoa học 1 kHuperzia serrata (Thunb.) Trevis, tên đổng nghĩa là Lycopodium serratum Thunb, là loài cỏ ở đất, thuộc ngành khuyết thực vật, họ Thạch tùng Lycopodiaceae, thân đứng cao 8 - 20cm, lá thon hẹp 2 - 3 X 0,4cm, tương đối mỏng, gân giữa rõ, mép lá có răng không đều, bao tử nang ở nách lá không khác lá thường, hình thận, màu vàng tươi. Phân bố hẹp, ở độ cao trên 1.000m, chỉ mới thấy ở Sapa và Đà Lạt. Trước kia chỉ phát hiện thấy, dưới loài var. longipetiolatum mới có hoạt chất Huperzin A
Huperzin A là một alkaloid của cây thạch tùng răng, chứa nguyên tố N ở cả vòng 6 cạnh và mạch nhánh, có tác dụng làm tăng khả năng học tập, tăng khả năng ghi nhớ, chữa bệnh lú lẫn ở người già. Chất acethylcholin với chức năng dẫn truyền thông tin trong các tế bào não, giúp cho não hoạt động, một khi chất này bị men acethylcholinesterase phân hủy, gây giảm nồng độ trong tế bào thần kinh, dẫn đến các rối loạn chức năng não bộ, xuất hiện bệnh lú lẫn ở người cao tuổi. Theo tài liệu ghi trong cuốn The Natural Pharmacy của Mỹ: trong 2 nghiên cứu lâm sàng với 2 mức liều 200mcg/2 lần/ngày/8 tuần trên bệnh nhân Alzheimer và 100mcg/2 lần/ngày/6 tuần trên bệnh nhân suy giảm nhận thức ở người cao tuổi (giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer), Huperzin A có tác dụng tương đương piracetam, ở Mỹ, người ta còn nghiên cứu trên học sinh trung học, với liều 100mcg/2 lần/ngày/4 tuần, thấy có tác dụng tốt về khả năng nhớ và thành tích học tập.
Ở Trung Quốc, từ Huperzin A đã bán tổng hợp thành ZT-1 và dẫn xuất này đang được thử lâm sàng giai đoan 3 trên bệnh nhân Alzheimer ở châu Âu.
Chi Huperzia ở I nưức ta có 9 loài như: Thạch tùng ô vuông, thạch tùng lá dùi, thông đất Trung Quốc, thông đất Ford, thông đất Hamilton, thông đất râu, thông đất bèo, râu rồng và thạch tùng răng (con gọi là thông đất răng). Trong các loài trên, loài râu rồng [Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis] cung là loài quyết thực vật sống phụ sinh, nhưng thân mập, hình trụ, mọc đứng ở phần gốc, sau buông thõng, dài tới 50 - 60cm, phân làm 2 nhánh, lá dài hẹp, không cuống, mọc thành hình xoắn ốc tỏa đều. Loài này phân bố rộng hơn, nhưng cũng chỉ thấy rải rác ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Râu rồng ưa ẩm, ưa bóng, ở nơi mát của vùng núi, thường bám trên vách đá hoặc thân, cành những cây gỗ lớn trong rừng kín còn nguyên sinh, sinh sản băng bào tử trong môi trường có nước mưa, cũng có khả năng mọc chồi sau khi bị cắt hoặc gãy. Hiện nay dang bị xếp vào nhóm cây đang bị đe dọa tuyệt chủng, do bị thu thập về trồng làm cảnh. Hiện nay, một số nhóm nghiên cứư trong nước đang nghiên cứu chiết xuất Huperzin A từ cây râu rồng.
Chi Huperzia có độ phân bố rất hẹp, trên độ cao trên 1.500m, cây sinh sản chủ yếu bằng bào tử, khối lượng cây xanh rất thấp, rất khó khăn khi đưa ra sản xuất lớn, chính vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm tìm kiếm khả năng cung cấp nguyên liệu trên chi thông đất (Lycopodium).
Loài Thông đá, có tên khoa học là Lycopodium clavatum L., còn có tên là thạch tùng hoặc thăng kim thảo, nhưng không được xếp vào chi Huperzia. Thông đá là loài cây thảo sống nhiều năm, thường mọc thành các dám nhỏ trên đất, lẫn trong các cây cỏ khác, thông đá cũng sinh sản bằng bào tử, đôi khi cũng thấy mọc trên các phiến đá, xung quanh có các cây bụi, ở độ cao trên 1.500m. Trong một nghiên cứu sàng lọc trên 21 loài thuộc 8 họ thực vật, trong đó có cây thông đá, trên hoạt tính ức chế cholinesterase gồm acethylcholinesterase và butylcholinesterase, thông đá không có tác dụng ở nồng độ 10microgam/ml và cả ở nồng độ lmg/ml. Kết quả cũng phù hợp với sử dụng thông đá ở châu Âu và nghiên cứu ở Đức trước đó. ơ châu Âu, thông đá được coi là không độc, thường được dùng để chế ra một dạng chè uống chống mệt mỏi, tăng cường sức khỏe mà không thấy biểu hiện độc theo kiểu tác dụng ức chế acethylcholinesterase. Nhưng có 2 bệnh nhân khi uống chè thông đá lại thấy vã mồ hôi, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt hoa mắt, co cứng cơ và rối loạn vận ngôn, là các triệu chứng của cơ chế cholinergic do ức chế enzyme acethylcholinesterase. Sau khi kiểm tra lại thì thấy 2 người này uống một loại thông đá khác là Lycopodium selago. Loài này đã được chiết thành cao nước và nghiên cứu trên tác dụng ức chế cholinesterase. Kết quả thật bất ngờ, cao chiết nước loài L. selago có tác dụng ức chế rõ rệt. Các nhà khoa học lại tìm thấy hoạt chất trong loài này cũng là Huperzin A, chất này có tác dụng ức chế mạnh gấp 2 – 3 lần Huperzin racemic, rất đáng tiếc là loài này không có ở Việt Nam. Nhưng thông đá có tác dụng chống suy giảm và chống mất trí nhớ. Khi nghiên cứu trên cao khô chiết nước và chiết bằng methanol của 46 dược liệu được lựa chọn theo y học cổ truyền Trung Quốc, trên mô hình thử nghiệm ức chế men Prolyl-endopeptidase, cao chiết cồn methanol của thông đá cọ tác dụng ức chê mạnh, với nồng độ ức chế 50% (IC50) là 1,31 microgam/ml. Thông đá cũng là vị thuốc y học cổ truyền của Trung Quốc, tác dụng vào các kinh can, tỳ, thận, chủ trị trừ phong, tan lạnh, trừ thấp, tiêu sưng, thư giãn gân, nuôi máu, trị phong hàn thấp tý, khớp đau nhức, da tê ngứa, tứ chi mềm yếu, hạ khí, tiêu khí đầy. Hy vọng câythạch tùng răng và cây râu rồng sẽ là nguồn nguyên liệu tốt, để sản xuất ra thuôc chữa bệnh M lẫn người già ở nước ta.
http://sotayyhoc.com/tin-tuc-y-hoc/cay-thach-tung-rang-va-benh-alzheimer.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)