1. Hạt mùi già
2.Ngũ gia bì:(Cortex Acanthopanacis) 五加皮
3. Lá bưởi
4. Lá quế5. Xuyên tâm liên
Ghi chú:
1. Hạt mùi già
Hạt mùi già có tác dụng
kháng khuẩn rất tốt.
Về thành
phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8%
xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
Trong hạt
mùi có nước, từ 16 - 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không
nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc vàng
nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.
Dầu rau mùi
đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn. Việc ứng dụng đặc tính này của
rau mùi trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học có thể kìm hãm sự phát triển
của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và thậm chí trong
điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.
Đó chính là
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira, Bồ Đào Nha được
đăng trên Tạp chí Medical Microbiology.
2.Ngũ gia
bì:(Cortex Acanthopanacis) 五加皮
Lấy vỏ cây ngũ gia bì, cùng họ với nhân sâm. Vỏ sau khi bóc, được phơi
khô trong râm, có thể dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao (Đông dược học thiết
yếu). Thuốc có vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận (Bản Kinh, Đông được thiết
yếu). Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc quý, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ
phong, giảm đau nhức xương khớp, đau bụng, phù hợp với trẻ em vận động cơ bắp
yếu, hạn chế đi lại. Vị thuốc còn được sử dụng làm thuốc giúp tiêu hóa, tăng
trí nhớ, sáng mắt... Theo những kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học
Trung Quốc, ngũ gia bì có tác dụng trị mệt mỏi, tăng trí nhớ, tăng sức chịu
đựng trong điều kiện thiếu oxy, nhiệt độ cao; điều hòa các rối loạn nội tiết,
hồng cầu, bạch cầu, huyết áp; phòng chống phóng xạ; giải độc; chống lão suy,
tăng quá trình đồng hóa và chuyển hóa, kích thích tái sinh mô bị tổn thương;
tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng virus, kháng tế bào ung thư; kháng viêm
cấp và mạn; giãn mạch, tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp; long đờm, giảm
hoa suyễn (Trung Dược học).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét